1. Ưu điểm khi sử dụng với MacBook Air M2 để lập trình
1.1. Phù hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình
MacBook Air M2 Apple có thể phù hợp với rất nhiều ngôn ngữ lập trình. Đặc biệt, các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất theo PYPL Index tính đến tháng 11/2022 đều có ứng dụng chứa “môi trường phát triển tích hợp” (IDE) hỗ trợ trên macOS, bao gồm:
- Python: Pydev, Pycharm
- Java: Eclipse, IntelliJ IDEA
- Javascript: VS Code, Atom
- C#: VS Code, SlickEdit
- C/C++: CLion, Xcode
- PHP: PhpStorm, VS Code
- R: RStudio
- TypeScript: VS Code, WebStorm
- Objective-C: Xcode, AppCode
- Swift: Xcode, Atom
Nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ trên hệ điều hành macOS
1.2. Môi trường và công cụ lập trình phong phú
MacBook Air M2 có thể dùng để lập trình bằng nhiều công cụ khác nhau. Sự phong phú trong môi trường và công cụ lập trình đã giúp cho chiếc máy này trở thành lựa chọn đáng cân nhắc:
- Hệ điều hành macOS có nhiều công cụ hỗ trợ lập trình như: Homebrew, Docker, iTerm, Sublime Text, Source Tree, VS Code.
- Ngoài ra macOS có thể cài được các hệ điều hành khác như Windows, Linux thông qua các trình ảo hóa như Parallels Desktop hoặc VMware Fusion.
MacBook Air M2 cung cấp môi trường lập trình phong phú
1.3. Cấu hình và chip khủng
Những cải tiến mới trong cấu hình và chip Silicon thế hệ mới khiến chuyên gia đánh giá MacBook Air M2 có rất nhiều lợi thế trong việc lập trình.
- CPU: Chip Apple M2 8 nhân (4 nhân hiệu suất cao + 4 nhân tiết kiệm điện).
- GPU: Lên đến 10 nhân.
- RAM: Hỗ trợ tối đa 24 GB.
- SSD: Lên tới 2TB
Hiệu năng khủng của chip M2 giúp máy thực hiện tác vụ lập trình hiệu quả
1.4. Một số ưu điểm khác hỗ trợ cho lập trình
Các thao tác lập trình trên MacBook Air M2 còn được hỗ trợ tối đa nhờ những cải tiến trong thiết kế:
- Màn hình: Màn hình Liquid Retina có độ phân giải cao 2.560 x 1.664 pixel, hỗ trợ công nghệ True Tone tự động theo dõi ánh sáng môi trường, điều chỉnh màu sắc, cường độ sáng phù hợp, tạo sự dễ chịu cho mắt dù phải lập trình với máy trong thời gian dài. Ngoài ra MacBook Air M2 có thể cắm thêm 1 màn hình ngoài qua cổng USB-C hoặc nhiều hơn qua hub hỗ trợ DisplayLink.
- Ổ cứng: Máy có ổ cứng SSD 256GB, hỗ trợ nâng cấp tối đa 2 TB, đáp ứng nhu cầu cho các lập trình viên. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm ổ cứng SSD gắn ngoài để mở rộng không gian lưu trữ khi làm việc.
- Pin: Thời lượng pin khủng có thể hoạt động lên đến 18 giờ.
- Bàn phím: Bàn phím Macbook Air M2 Magic Keyboard có độ nhạy cao, bố cục cắt kéo và hành trình phím chỉ 1mm giúp trải nghiệm gõ tốt hơn.
- Hệ điều hành: MacBook Air M2 có thể chạy được ứng dụng của iPhone và iPad
MacBook Air M2 có nhiều ưu điểm hỗ trợ lập trình
2. Một số hạn chế khi lập trình bằng MacBook Air M2
Như vậy, MacBook Air M2 code được các tác vụ đơn giản, mặc dù không mạnh bằng dòng Pro nhưng vẫn mang tới hiệu năng tốt hơn các dòng máy windows cùng tầm giá.
Tuy nhiên, khi dùng máy vào việc lập trình, người dùng vẫn có thể gặp các hạn chế sau:
- Do đặc trưng của dòng MacBook Air không được trang bị quạt tản nhiệt nên nếu dùng với tác vụ nặng trong thời gian dài, Macbook Air M2 có thể bị nóng máy, giảm tốc độ tạm thời và thậm chí là giảm tuổi thọ phần cứng.
- Một số ngôn ngữ hoặc Framework lập trình sẽ dễ cài đặt và tối ưu hơn trên Windows hoặc Linux so với macOS
Macbook Air M2 bị nóng nếu dùng các tác vụ nặng trong thời gian dài
>>> Xem thêm: Lỗi MacBook Air M2 không lên màn hình: Nguyên nhân và cách khắc phục
3. Những lưu ý khi dùng MacBook Air M2 lập trình
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng MacBook Air M2 lập trình:
- Nếu bạn muốn phát triển phần mềm cho iPhone, iPad nói riêng và hệ sinh thái Apple nói chung với ngôn ngữ Swift hoặc Objective-C thì MacBook Air M2 là sự lựa chọn hợp lý.
- Nếu bạn làm việc chuyên Visual Studio, SQL Server, C# và .NET thì máy Windows lại thể hiện sự đa dạng hơn (tuy nhiên cần cân nhắc vấn đề bảo mật).
- Nếu bạn làm việc với Python và C, bạn nên cài máy ảo Linux cho MacBook.
- Nếu muốn lập trình mượt mà hơn, làm chuyên về các tác vụ code nặng như render, mobile app bạn có thể cân nhắc dùng MacBook Pro 13 hoặc MacBook Pro M2 bản 14 inch hoặc 16 inch, phiên bản RAM càng cao càng tốt.
Dòng MacBook Pro vẫn phù hợp với lập trình hơn
Có thể thấy rằng, việc sử dụng MacBook Air M2 lập trình hoàn toàn khả thi với các tác vụ lập trình cơ bản hoặc thậm chí lập trình Flutter hay Xcode. Tuy nhiên, để làm việc “nặng đô” và đảm bảo hiệu năng lập trình thì người dùng vẫn nên cân nhắc tới các dòng máy khỏe hơn như MacBook Pro M2.
Bạn có thể ghé thăm ShopDunk để tham khảo các dòng MacBook mới nhất và được nhân viên tư vấn sản phẩm phù hợp.