Với những ai sử dụng smartphone thì thuật ngữ mạng 3G không có gì là xa lạ. Nhưng bạn đã thực sự hiểu mạng 3G là gì và tầm quan trọng của nó chưa? Nếu chưa hãy đọc bài viết tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của mạng di động 3G bạn nhé!
Để có được một cái nhìn tổng thể về 3G thì trước tiên chúng ta phải lật lại lịch sử của mạng di động. Hệ thống thông tin di động đầu tiên trên thế giới đã được thử nghiệm từ những năm 1930-1940 tại các sở cảnh sát ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên phải đến những năm cuối thập niên 1970 thì các hệ thống mạng di động mới bắt đầu được thương mại hóa và dần trở nên phổ biến trong các thập niên sau. Người ta gọi các hệ thống mạng như vậy là mạng 1G (viết tắt của cụm từ tiếng Anh first-generation, nghĩa là thế hệ đầu tiên).
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, một yêu cầu được đặt ra là phải nâng cao dung lượng của mạng di động để đảm chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung. Nhằm giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2, tức mạng 2G. Có 2 hệ thống mạng 2G nổi tiếng nhất là hệ thống GSM được phát triển bởi Tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) và hệ thống CDMA ra đời tại Hoa Kỳ.
3G (third-generation) là thuật ngữ được dùng để chỉ thế hệ thứ 3 của hệ thống mạng di động, với hàm ý nó là sự tiếp nối của các thế hệ 1G và 2G trước đó. Điểm mạnh của 3G so với 2G là nó cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc, hình ảnh, video chất lượng cao, cùng với các dịch vụ khác như định vị toàn cầu GPS, trao đổi email hay chơi game trực tuyến…
Quốc gia đầu tiên triển khai mạng 3G một cách rộng khắp là Nhật Bản từ năm 2001. Năm 2003, 3G bắt đầu có mặt tại một số nơi ở châu Âu. Đến nay, công nghệ này đã trở nên phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã phát triển 4 chuẩn 3G thương mại khác nhau, đó là W-CDMA, CDMA 2000, TD-CDMA và TD-SCDMA. Các nhà mạng ở Việt Nam đang sử dụng chuẩn W-CDMA.
– Dễ dàng kết nối mọi lúc mọi nơi;
– Tốc độ truyền tải dữ liệu cao, rút ngắn thời gian chờ đợi so với mạng 2G;
– Hỗ trợ nhiều dịch vụ: lướt web, duyệt email, truy cập ứng dụng online, xem video, chơi game trực tuyến…
– Thiết bị hỗ trợ đa dạng. Hiện tại tất cả các smartphone từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp đều có khả năng kết nối mạng 3G.
– Chi phí sử dụng cao;
– Phải chia sẻ băng thông với những người sử dụng khác, dẫn đến tốc độ truy cập mạng không ổn định;
– Chất lượng sóng vào phụ thuộc nhiều vào vị trí thuê bao, trạm phát sóng 3G và thiết bị;
– Tốc độ 3G tuy cao, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng di động đang ngày càng tăng cao trong cuộc sống hiện đại. Vì thế, các thế hệ mạng tiếp theo như 4G, 5G đang được tiếp tục phát triển như một giải pháp thay thế trong tương lai.
Việc hỗ trợ kết nối 3G đã trở thành một tiêu chuẩn chung cho tất cả các smartphone hiện nay, bao gồm các sản phẩm từ phân khúc giá rẻ đến cao cấp.
Một số smartphone giá rẻ hỗ trợ 3G: Philips S307, Samsung Galaxy J1, Microsoft Lumia 532…
Một số smartphone cao cấp hỗ trợ 3G: LG V10, Samsung Galaxy Note5, Microsoft Lumia 950, iPhone 6s…
Một số máy tính bảng hỗ trợ 3G: Lenovo Tab 2 A7-30, Huawei MediaPad T1-8, Asus ZenPad Z370CG,iPad Pro Wi-Fi 4G 128GB…
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được mạng 3G là gì cũng như tầm quan trọng của mạng 3G là gì rồi đúng không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy thường xuyên cập nhật thông tin từ Tin Tức ShopDunk nhé!
Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm Apple mới nhất cùng loạt chương trình khuyến mại, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6626 và website https://shopdunk.com/ hoặc ghé qua cửa hàng ShopDunk gần nhất để trải nghiệm và đưa ra đánh giá cho riêng mình nhé.