Tổng hợp những ngày lễ quan trọng trong năm tại Việt Nam

Tháng 1

  • 1/1: Tết âm lịch (Âm lịch)

 

Tết âm lịch

Đây là ngày đầu tiên của năm mới, thể hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh trong quan niệm của người phương Đông. Mà thiêng liêng hơn cả đó chính là ngày đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, mọi người cùng nhau khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.

  • 15/1: Tết nguyên tiêu (Âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc [1][2] và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

  • 1/1: Tết dương lịch (Dương lịch)
Tết dương lịch

Bên cạnh Tết âm lịch, thì những năm trở lại đây ở Việt Nam chúng ta còn chào đón một cái Tết theo phong tục của người Tây đó là Tết dương lịch. Đây là ngày kết thúc của một năm, trong ngày này thì mọi người trên thế giới sẽ cùng nhau quây quần và chúc mừng nhau nhiều niềm vui và may mắn. Còn ở Việt Nam, do còn khá mới mẻ, chính vì thế mọi người cũng sẽ tổ chức ăn uống, tuy nhiên không lớn bằng Tết âm lịch, ngày Tết chính của người Việt chúng ta.

Tháng 2

  • 14/2: Ngày lễ tình nhân (Dương lịch)
Lễ tình nhân

Valentine 14/2 là một ngày đặc biệt trong năm dành cho những cặp đôi đang yêu nhau. Trong ngày này họ sẽ cùng nhau đi ăn uống và đi chơi cùng nhau, chúc cho nhau những điều tuyệt vời nhất sẽ đến với tình yêu của họ, và họ hy vọng rằng tình yêu của họ sẽ đi đến bến bờ của hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

  • 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam (Dương lịch)

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 27 tháng 2, bắt đầu từ sau năm 1955, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lấy ngày 27 tháng 2 làm ngày truyền thống của ngành.

Tháng 3

  • 3/3: Tết Hàn Thực (Âm lịch)

Hằng năm cứ vào ngày mùng 3/3 âm lịch tất cả mọi người trên khắp mọi miền tổ quốc lại cùng nhau nô nức chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng, ngày Tết Hàn thực hay nhiều nơi còn gọi là Tết bánh trôi, bánh chay. Đây là một ngày mà những người con, cháu có cơ hội để thể hiện lòng thành kính của mình với ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của mình. Nghe đến cái tên thôi, chúng ta cũng biết được rằng, trong ngày Tết này mọi người sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà của gia đình mình. Ngày này được bắt nguồn từ Trung Quốc, sau này du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên người Việt chúng ta vẫn gìn giữ được nét văn hóa của dân tộc.

  • 10/3: Giỗ Tổ Hùng Vương (Âm lịch)
Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3″

Những câu thơ này từ lâu đã đi vào tâm trí của tất cả người con dân đất Việt Nam ta. Cứ vào mùng 10/3 âm lịch, khắp nơi trên mọi miền tổ quốc lại mọi người lại nô nức hướng về Phú Thọ với lòng tự hào vào biết ơn các vị vua Hùng đã có công lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược và bảo vệ độc lập cho đất nước ta ngày nay.

  • 8/3: Ngày Quốc tế Phụ nữ (Dương lịch)

Hằng năm vào ngày 8/3, tất cả mọi người lại dành những lời chúc mừng, cảm ơn đến những người phụ nữ người bà, người mẹ, người vợ của mình đã hy sinh cho gia đình thật nhiều để gia đình luôn được hạnh phúc và là hậu phương vững chắc để những người chồng có thể yên tâm công tác. Vì vậy trong ngày này, hãy dành chút thời gian để có thể gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng mình đến họ nhé.

  • 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Dương lịch)

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam dưới Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Tháng 4

  • 15/4: Lễ Phật Đản (Âm lịch)

Bên cạnh lễ Vu Lam và Thành Đạo thì lễ Phật Đản cũng là một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với những người theo đạo Phật. Đây là ngày để mọi người cùng nhau tưởng nhớ và thể hiện lòng thành kính của mình đối với Đức Phật và các bậc giáo chủ. Ngày này được tổ chức hằng năm vào ngày 15/4 âm lịch. Trong ngày này, những người theo đạo phật thường làm những việc như không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh những loại như ốc, chim bồ câu, lươn,… Và làm những việc thiện nguyện giúp mọi người.

  • 1/4: Ngày Cá tháng Tư (Dương lịch)

1/4 là ngày nói dối, đây là một ngày vô cùng thú vị đối với chúng ta, đặc biệt là những người hài hước và vui nhộn. Trong ngày này chúng ta có thể thoải mái nói dối mà không sợ đối phương giận mình, bên cạnh đó ngày này sẽ đem lại cho chúng ta tiếng cười vui nhộn và hài hước cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

  • 30/4: Ngày giải phóng miền Nam (Dương lịch)

Ngày lễ 30/4, tên chính thức là Ngày Giải phóng (hoàn toàn) miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Chiến thắng, Ngày Thống nhất là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam, đánh dấu sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

>>> Xem thêm: Dân tình “rần rần” đi sắm iPhone 6s Plus cho dịp 30/4, 1/5!!!

Tháng 5

  • 5/5 Tết Đoan Ngọ (Âm lịch)

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa[cần dẫn nguồn]. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí[cần dẫn nguồn]. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.[1]

Ở Việt Nam, gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

  • 1/5: Ngày Quốc tế Lao động (Dương lịch)

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động. Vào các ngày 1 tháng 5, tại nhiều nước trên thế giới, có khi tại Mỹ và Canada, thường có các cuộc biểu tình trên đường phố của hàng triệu người lao động và các tổ chức công đoàn của họ. Vào ngày này, các phong trào cộng sản, cánh tả, các tổ chức theo chủ nghĩa vô chính phủ cùng với các công đoàn liên minh thực hiện các cuộc tuần hành trên đường phố yêu cầu mở rộng các quyền lao động và an sinh xã hội.

  • 7/5: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (Dương lịch)

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất[6] trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam).

  • 13/5: Ngày của mẹ (Dương lịch)

Ngày Hiền Mẫu hay Ngày của Mẹ là một ngày kỷ niệm để tôn vinh các người mẹ và tình mẹ, và ảnh hưởng của các bà mẹ trong xã hội. Lễ này được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là trong mùa xuân.

  • 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (Dương lịch)

Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Bác là một nhà cách mạng tài ba, là người sáng lập lên Đảng Cộng Sản Việt Nam, là một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.

Tháng 6

  • 1/6: Ngày Quốc tế thiếu nhi (Dương lịch)

Quốc tế thiếu nhi là một sự kiện hay một ngày lễ dành cho thiếu nhi được tổ chức vào ngày 1/6 hằng năm.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 từ lâu vốn được biết đến là ngày Tết dành riêng cho trẻ em. Đây là dịp để các cháu được vui chơi, nhận những món quà ý nghĩa từ người thương yêu. Còn các bậc cha mẹ cũng nhân dịp này thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho các con thông qua những lời chúc và món quà.

  • 17/6: Ngày của cha (Dương lịch)

Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình.

  • 21/6: Ngày báo chí Việt Nam (Dương lịch)
  • 28/6: Ngày gia đình Việt Nam (Dương lịch)

Tháng 7

  • 15/7 Lễ Vu Lan (Âm lịch)

Vu lan được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa.

  • 11/7: Ngày dân số thế giới (Dương lịch)
  • 27/7: Ngày Thương binh liệt sĩ (Dương lịch)
  • 28/7: Ngày thành lập công đoàn Việt Nam (Dương lịch)

Tháng 8

  • 15/8: Tết Trung Thu (Âm lịch)
Tết Trung Thu

Tết Trung Thu là một ngày bắt nguồn từ Trung Quốc, và thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Cũng như các ngày Tết các trong năm, Tết Trung Thu cũng là thời điểm mà tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau quây quần lại bên nhau, cùng nhau đi dạo ngắm trăng, xem múa lân, văn nghệ ở nơi mình sinh sống tổ chức, sau khi xem xong sẽ cùng nhau về nhà “phá cổ” dưới ánh trăng sáng của ngày rằm. Món ăn truyền thống của ngày này sẽ là bánh nướng và bánh dẻo, bên cạnh đó sẽ có những loại trái cây đặc trưng của mùa đó.

Tháng 9

  • 9/9 Tết Trùng Cửu (Âm lịch)

Tết Trùng Cửu vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, gọi là Tết Trùng Dương hay còn gọi là Tết Trùng cửu, ngày tết hoa Cúc. Tết Trùng cửu lấy sự lặp lại của hai số 9 để nói về sự trường thọ. Tết trùng cửu ở Việt Nam ngày nay ít người còn biết đến về một khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa.

  • 2/9: Ngày Quốc Khánh (Dương lịch)

Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1]

  • 10/9: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Dương lịch)

Tháng 10

  • 10/10: Tết Thường Tân (Âm lịch)
  • 15/10: Tết Hạ Nguyên (Âm lịch)
  • 1/10: Ngày quốc tế người cao tuổi (Dương lịch)
  • 10/10: Ngày giải phóng thủ đô (Dương lịch)
  • 13/10: Ngày doanh nhân Việt Nam (Dương lịch)
  • 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam (Dương lịch)

Vào ngày 20/10 này, tất cả những người phụ nữ Việt Nam đều xứng đáng nhận được những lời chúc tốt đẹp nhất từ nam giới. Vào ngày này đừng ngần ngại thể hiện tình cảm của mình với họ, chắc chắn họ sẽ rất hạnh phúc đó.

  • 31/10: Ngày Halloween (Dương lịch)
Ngày Halloween

Halloween, một lễ hội lớn được du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ rất háo hức, thích thú mong chờ sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng 10 hằng năm. Trong ngày này mọi người sẽ cùng nhau đốt lửa, làm đèn lồng từ bí ngô và hóa trang thành những nhân vật ma quái, đáng sợ cùng những món ăn truyền thống.

Tháng 11

  • 9/11: Ngày pháp luật Việt Nam (Dương lịch)
  • 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam (Dương lịch)

20/11 hằng năm, ở khắp nơi trên cả nước, từ phụ huynh đến học sinh cùng nhau hướng đến ngày tôn vinh các nhà giáo Việt Nam. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những “người đưa đò thầm lặng” trên bến sông cuộc đời.

  • 23/11: Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam (Dương lịch)

Tháng 12

  • 23/12: Đưa Táo Quân về trời (Âm lịch)

Vào ngày 23/12 âm lịch hằng năm, ở mỗi gia đình lại cùng nhau chuẩn bị đi chợ từ sớm để lựa chọn những chú cá vàng thật đẹp và những loại thực phẩm cần thiết để chuẩn bị cho công việc quan trọng, ngày đưa ông Táo về trời. Trong ngày này, theo mọi người quan niệm rằng, sau một năm cai quản nhà bếp cho gia đình mình, thì Táo Quân sẽ trở về trời báo cáo lại tình hình công việc và những vấn đề xã hội một năm qua dưới hạ giới cho Ngọc Hoàng biết.

  • 30/12: Giao Thừa (Âm lịch)

Giao thừa là giờ phút thiêng liêng và quan trọng, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc này, mỗi người chúng ta sẽ cùng chúc cho nhau những điều may mắn và niềm vui mới sẽ đến trong những ngày đầu năm mới sắp đến. Bên cạnh đó, mọi người còn quan niệm rằng, đây sẽ là thời khắc mà các vị Hạnh Kiểm cai quản công việc sẽ bàn giao công việc cho nhau, mỗi năm sẽ có một người trông coi, cai quản trần gian.

  • 1/12: Ngày thế giới phòng chống AIDS (Dương lịch)
  • 19/12: Ngày toàn quốc kháng chiến (Dương lịch)
  • 24/12: Ngày lễ Giáng sinh (Dương lịch)

Giáng sinh là một lễ hội truyền thống ở mỹ và sau này được tổ chức khá phổ biến trên toàn thế giới vào Tháng Mười Hai hằng năm. Tuy lễ Giáng Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự nhiên do không khí Giáng Sinh mang lại.

  • 22/12: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (Dương lịch)

Trên đây là tổng hợp các ngày lễ quan trọng trong năm tại Việt Nam mà bạn nên biết, đặc biệt là những người ít có thời gian nắm bắt các sự kiện và ngày lễ trong năm. Với nhiều người Việt nói chung, các ngày lễ trong đó có ngày Tết đặc biệt là ngày quan trọng nhất trong năm. Thông thường những ngày này, người Việt thường dành tặng nhau những lời chúc và những món quà để mong muốn mang bình an tới bạn bè và người thân.

Để lại bình luận của bạn