HDR10, HDR10+ và Dolby Vision đều là những chuẩn hình ảnh trên màn hình thế hệ mới phục vụ trải nghiệm nhìn ngắm mới của người dùng công nghệ. Màn hình có tiêu chuẩn HDR khác nhau sẽ cho chất lượng hiển thị khác nhau.
Nếu đặt lên bàn cân so sánh, thì các tiêu chuẩn HDR này cho chất lượng hình ảnh khác nhau như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này
Trước khi tìm hiểu về HDR10, chúng ta cần hiểu về HDR là gì?
HDR (High Dynamic Rang) hay còn được gọi bằng cái tên "dải tương phản động cao", là tính năng tăng cường mức độ tương phản và màu sắc trên màn hình tivi. Nhờ tính năng này, màn hình tivi có thể hiển thị được đầy đủ chi tiết vùng sáng lẫn vùng tối trên cùng một khung hình. HDR xuất hiện phổ biến trên các dòng màn hình FullHD và 4K hiện nay.
Còn HDR10 là tiêu chuẩn HDR được công bố bởi Consumer Technology Association (Mỹ) - và hiện là tiêu chuẩn HDR phổ biến nhất. HDR10 có độ sâu màu 10 bit, độ sáng tối đa lên đến 4.000 nits (khoảng 1,05 tỷ màu). HDR10 sử dụng dữ liệu tĩnh để lưu trữ thông tin. Công nghệ này thường được dùng để phân biệt với HDR10+ và Dolby Vision.
Ví dụ: Nếu một số dòng màn hình HDR nào đó không ghi rõ là chuẩn HDR nào, thì tỉ lệ cao chiếc màn hình đó theo định dạng HDR10. Các đầu đĩa Blu-ray 4K cũng được căn chỉnh theo định dạng HDR10.
HDR10 là gì?
|
Công nghệ HDR được nâng lên một bậc khi HDR10+ ra đời với độ sáng màn hình được nâng lên tới 4000nits. HDR10+ được phát triển và mở rộng trên nền tảng HDR10 nhờ cho phép siêu dữ liệu động liên tục cài đặt để hiển thị màu sắc trung thực hơn và sắc nét hơn.
Điểm nổi bật của HDR10+ nằm ở khả năng thể hiện mức độ sâu và độ chi tiết của hình ảnh mà không làm thay đổi các đặc tính vốn có.
HDR10+ là gì?
|
Dolby Vision là tiêu chuẩn HDR độc quyền của Dolby Laboratorie. Chuẩn HDR này tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ chiếu phim rạp và khả năng hiển thị của các dòng tivi thông minh thế hệ mới.
Dolby Vision cũng kết hợp siêu dữ liệu động để điều chỉnh mức độ sáng trên cơ sở từng cảnh hoặc từng khung một cách tự động nhưng với độ sáng lên đến 10.000 nits. Công nghệ phim chiếu rạp được đưa lên những thiết bị màn hình nhỏ hơn như tivi hay điện thoại nhằm tăng cường trải nghiệm thị giác của người dùng ngay tại nhà.
Dolby Vision là gì?
|
Tổng hợp bảng so sánh một số thông tin cơ bản về 03 chuẩn HDR gồm HDR10, HDR10+ và Dolby Vision.
HDR10 | HDR10+ | Dolby Vision | |
Độ sáng tối đa | 2.000 nits | 4.000 nits | 10.000 nits |
Độ sâu màu | 10 bit (1024 sắc thái) | 10 bit (1024 sắc thái) | 12 bit (4096 sắc thái) |
Metadata | Siêu dữ liệu tĩnh Điều chỉnh mức độ sáng chỉ một lần duy nhất cho toàn khung hình. | Siêu dữ liệu động Tự động điều chỉnh ánh sáng theo từng cảnh hoặc từng khung hình | Siêu dữ liệu động Tự động điều chỉnh ánh sáng theo từng cảnh hoặc từng khung hình |
Thiết bị hỗ trợ | Phổ biến, đa dạng | Phổ biến ngày càng rộng | Ít thấy, chủ yếu xuất hiện trên Tivi cao cấp |
Chi phí sản xuất | Miễn phí | Miễn phí | Nhà sản xuất phải trả phí cho Dolby Laboratorie nếu muốn được phép sử dụng Dolby Vision |
Chất lượng hình ảnh | Tốt | Tốt hơn HDR10 | Tốt nhất |
Nhìn vào bảng so sánh, có thể thấy Dolby Vision sẽ là tiêu chuẩn HDR cao cấp nhất, ít gặp, thường chỉ thấy một số loại Tivi cao cấp. Hiện nay, chuẩn Dolby Vision cũng đã được đưa lên các dòng sản phẩm của Apple giúp đưa trải nghiệm nhìn của người dùng lên một tầm cao mới.
(Dolby Vision mang lại trải nghiệm thị giác điện ảnh chưa từng có trên các thiết bị Tivi và di động thông minh)
Các thiết bị của Apple hỗ trợ Dolby Vision bao gồm:
Trên đây là tổng hợp khái niệm cơ bản và so sánh HDR10, HDR10+ và Dolby Vision. Đây đều là những tiêu chuẩn hình ảnh hiện đại, nhưng khác nhau về chất lượng hiển thị. Dolby Vision hiện được coi là tiêu chuẩn HDR cao cấp nhất hiện nay.
Chuẩn HDR này hiện chỉ xuất hiện trên một số dòng Tivi cao cấp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trải nghiệm công nghệ này trên các sản phẩm iPhone với mức chi phí rẻ hơn.