Steve Jobs - bậc thầy về cách thuyết trình mà giới trẻ cần học hỏi

Steve Jobs không chỉ là nhà chiến lược kinh doanh tài ba đưa Apple trở thành công ty số 1 trên thị trường công nghệ mà ông còn được ví von như bậc thầy về cách thuyết trình đi vào lòng người – đây được coi là chìa khóa thành công cũng như là bí quyết mà giới trẻ nên học hỏi.

Nếu mà bạn để ý trong mỗi lần ra mắt sản phẩm thì phần giới thiệu sản phẩm của ông luôn ngắn gọn, mạch lạc, được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, và không thể thiếu một chút hài hước, một chút bí ẩn trong đó. Cùng ShopDunk khám phá nhé!

1. Steve Jobs thuyết trình ngắn gọn, không cần dài

Bài thuyết trình hay là bài thuyết trình vừa đủ ý. Nó ngắn cũng được, nhưng truyền tải được trọn vẹn ý định của bạn, trọn vẹn tất cả những gì mà sản phẩm làm được.

Có những thứ bạn không cần phải lôi hết lên, chỉ cần nói về các điểm chính. Còn những điểm chi tiết, ai có thắc mắc thì bạn có thể giải đáp riêng với họ, vì có thể không phải tất cả mọi người đang ngồi ở đó đều cần hiểu mọi chi tiết như bạn đinh ninh trong đầu.


Steve Jobs thuyết trình ngắn gọn, không cần dài

Bạn để ý, các phần nói của Jobs thường không dài, và một buổi lễ ra mắt của Apple cũng chỉ kéo dài từ 1 đên 1,5 tiếng. Riêng hội nghị dành cho lập trình viên WWDC thì có thể lên tới 2 tiếng. Nhưng không hơn, bởi nói càng dài thì độ tập trung của người nghe càng giảm đi, bạn không còn chuyển được trọn vẹn thông điệp của bạn cho người ta nữa.

2. Slide không cần phức tạp, nhiều chữ

Slide nhiều chữ, quá nhiều chi tiết, hình ảnh chồng lên nhau, một đống công thức chi chít… là những thứ mà bạn không bao giờ thấy ở bài thuyết trình của Steve Jobs. Mỗi slide chỉ có vài chữ, thay vào đó là hình ảnh, một số biểu đồ đơn giản, hoặc một con số nào đó là đủ.


Slide không cần phức tạp, nhiều chữ

Nên nhớ, slide chỉ có tác dụng giúp cho người xem theo dõi được bạn đang nói cái gì, diễn tả rõ nét hoặc minh họa cho cái bạn nói mà thôi. Bạn vẫn là người quan trọng, bạn là người chuyển tải ý tưởng, thông tin, chứ không phải cái slide.

3. Chuẩn bị kĩ chính là chìa khóa của Steve Jobs

Jobs nói rất mạch lạc, nhưng không có nghĩa là không có màn hình nhắc chữ bên dưới. Điều khiến Steve Jobs không cần nhìn là vì ông đã chuẩn bị rất kĩ cho bài nói của mình, luyện tập vài lần.

Ngoài ra ông đã hệ thống hóa trong đầu rằng cái gì cần nói trước, cái gì cần nói sau. Việc hệ thống hóa này giúp bạn không cần phải thuộc lòng mà vẫn nói được cái cần nói.

4. Hiểu rõ cái mình đang nói

Steve Jobs trong phần giới thiệu về quá trình chuyển đổi giữa kiến trúc CPU PowerPC sang Intel đã nói rất rõ về lợi, hại, vì sao Apple cần chuyển đổi, và quá trình này cần sự tham gia của người dùng ra sao, lập trình viên ra sao, Apple ra sao…


Hiểu rõ cái mình đang nói

Có thể thấy rằng Jobs hiểu rất rõ về những cái này (vì nó là cái mà cả công ty sẽ chạy theo), nên khi lên thuyết trình Jobs chỉ như đang kể lại cho người khác thôi, rất nhẹ nhàng.

xem thêm: Tổng hợp 7 tựa game iOS mới phát hành và hot trong tuần qua

5. Hãy xem như bạn đang kể lại cho người khác nghe

Cái này áp dụng không chỉ với thuyết trình, mà cả khi cần nói trước đám đông hay nói vào video. Một khi bạn đã có 4 thứ trên, việc bạn “thuyết trình” thực ra chỉ là bạn kể lại những cái bạn muốn làm/ muốn bán cho người khác nghe mà thôi.

Bạn hãy tìm lại video Steve Jobs giới thiệu iPhone đời đầu năm 2007 ấy. Jobs nói về iPod, nói về smartphone, nói về những khó khăn của người dùng hiện tại với 2 thiết bị này một cách rất tự nhiên. Nó chính là câu chuyện, là lý do để iPhone ra đời. Nó cũng là quá trình Apple nghiên cứu để phát triển ra iPhone đấy.


Hãy xem như bạn đang kể lại cho người khác nghe

Việc kể lại cho người khác nghe, thì sự xuất hiện của iPhone trở nên ấn tượng hơn rất nhiều so với việc nhảy vào là nói “Tao có sản phẩm mới nè, iPhone nè”.

Xem thêm: (Mới nhất) iPad Pro 2020 tại Việt Nam giá bao nhiêu?

6. Đừng quên pha một chút hài hước vào bài thuyết trình của bạn

Đừng để các buổi thuyết trình trở thành những buổi căng thẳng. Không, bạn phải thấy vui vì được dịp giới thiệu một cái gì đó rất hay với người khác. Bạn phải vui thì người khác mới vui, và việc tiếp nhận thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều lắm.


Đừng quên pha một chút hài hước vào bài thuyết trình của bạn

Và cuối cùng, đừng quên pha một chút hài hước vào bài thuyết trình của bạn, để không khí vui nhộn hơn, mọi người được thư giản nhanh đầu óc để tiếp tục theo dõi tiếp những cái hay ho bạn sắp nói. Cũng như khi bạn nói chuyện với bạn bè thì phải có chút hài hước mới vui đúng không nào?

Có thể thấy rằng, những bài thuyết trình của Steve Jobs đã truyền cảm hứng đến cho hàng triệu người trên thế giới, từ những người trẻ tuổi đầy khát vọng đến những nhà lãnh đạo và doanh nhân đầy quyền lực. Đây cũng là lý do tại sao bài diễn thuyết của ông được đánh giá hay nhất mọi thời đại.

Để lại bình luận của bạn