Hôm nay, Tin Tức ShopDunk xin chia sẻ với các bạn về cách mà iOS quản lý chạy nền, và tính năng Background App Refresh – cho phép app làm nội dung ngay cả khi bạn không mở nó – liệu có giúp tiết kiệm được nhiều pin như cách mà chúng ta hay nói “coi chừng app chạy ngầm làm hao pin nha mày”.
Khi người dùng không đang sử dụng app, hệ thống sẽ đưa app vào một trạng thái gọi là “chạy nền” (background). Với nhiều app, trạng thái chạy nền là một đợt dừng tạm thời trước khi nó bị tắt hoàn toàn (suspended). Các app đã bị ngừng sẽ giúp hệ thống cải thiện thời gian dùng pin, hệ thống cũng có thể di chuyển tài nguyên quan trọng cho những app mới chạy mà người dùng đang sử dụng.
Đa số các app có thể nhanh chóng bị hủy nhưng cũng có những app có thể tiếp tục chạy dưới nền nếu nó có lý do phù hợp. Ví dụ, một ứng dụng theo dõi đi bộ vẫn có thể lấy dữ liệu vị trí của người dùng theo thời gian để rồi hiển thị lên một bản đồ. Một ứng dụng nghe nhạc có thể tiếp tục chơi nhạc và hiển thị widget lên màn hình khóa. Các app khác có thể âm thầm download nội dung khi người dùng chạy lên thì không tốn nhiều thời gian để tải nữa.
Apple có nói kĩ rằng lập trình viên cần tránh chạy nền trừ khi việc đó thật sự cải thiện trải nghiệm của người dùng, và khi người dùng tắt máy hay khi họ chuyển sang app tức là họ đang cho thấy họ không còn dùng app của bạn trong lần này nữa. Nếu iOS quản lý chạy nền khi bạn không muốn, người dùng có thể đóng hẳn app của bạn.
Riêng về tính năng Background App Refresh (BAR), nó có thể được xem như một nhánh con của toàn bộ hệ thống chạy ngầm trên iOS. BAR không cho phép ứng dụng chạy ngầm liên tục, thay vào đó nó bổ sung thêm một lớp thông minh để quản lý việc chạy ngầm của điện thoại. Và lại theo Apple giải thích:
“App có thể tiếp tục chạy một thời gian ngắn sau khi đã bị thoát và bị đóng. Khi người dùng quay trở lại, app sẽ ngay lập tức chạy lên. Một số tác vụ nhất định có thể tiếp tục chạy ngầm mà không bị ngắt bởi hệ thống (đã giải thích ở trên). Và để giảm ảnh hưởng tới pin, việc làm mới nội dung trong nền sẽ chỉ chạy khi đạt tới một mốc thời gian nhất định, không điện thoại được kết nối vào Wi-Fi, được kết nối vào ổ cắm điện, hoặc khi nó đang được dùng một cách tích cực. BAR cũng được kích hoạt dựa trên vị trí địa lý tùy app cần hay không.”
Một ví dụ rõ ràng của BAR đó là các ứng dụng email. Khi có thông báo email mới đã vào hộp thư của bạn, app email có thể âm thầm tải trước nội dung của email này về, để khi bạn nhấn vào thông báo thì thư đã sẵn sàng và bạn không phải đợi download gì nữa.
Dropbox cũng là một app khai thác BAR theo cách khá tốt. Mặc định file upload của bạn, hay các hình ảnh cần backup lên Dropbox, chỉ được upload một thời gian ngắn sau khi bạn đóng ứng dụng này lại. Để “kích” lại quy trình upload, Dropbox sử dụng Location Services, tính năng cho phép app truy cập vào dữ liệu địa lý của máy. Khi Dropbox nhận thấy có thay đổi lớn về vị trí địa lý, ví dụ khi bạn chạy từ đầu đến cuối con đường, app sẽ kích hoạt quá trình upload tiếp tục những file còn dang dở. Đây không phải là cách chính thống, nhưng Dropbox, OneDrive đang dùng nó. Google Photos cũng có triển khai một cách nào đó tương tự nhưng nhiều người dùng phản ánh rằng vẫn chưa thấy hài lòng cho lắm vì khi được khi không.
Nhưng tại sao lại gọi BAR là thông minh? Đó là do các bản iOS gần đây BAR được bổ sung tính năng theo dõi và học hỏi để biết khi nào thì nên cho phép app cập nhật dữ liệu. Nó học từ thời gian bạn dùng app, thời điểm bạn dùng thiết bị trong ngày, tần suất cầm máy là bao nhiêu… trước khi đưa ra quyết định. Và vì đây là một thuật toán thông minh nên nó sẽ liên tục hỏi học thói quen dùng máy của bạn.
Có 2 câu hỏi mà chúng tôi cho là khá hay để quyết định xem có nên cho phép 1 app nào đó sử dụng BAR hay không.
1. Bạn có thường kiểm tra, mở app này nhiều đến mức cần nó liên tục cập nhật?
2. Bạn có tin tưởng nhà phát triển app này trong việc triển khai BAR một cách đúng đắn và không lợi dụng nó? (tùy chọn, không bắt buộc)
Câu số 1 thì rõ ràng quá rồi. Ví dụ, email là thứ bạn cần cập nhật càng nhanh càng tốt, khi nào có thì phải hiển thị cho bạn xem ngay, chậm 1 phút cũng có thể mất tiền, thì rõ ràng tắt BAR cho app email ưa thích của bạn là một quyết định không hay.
Câu số 2 thì khó trả lời hơn, nó phụ thuộc vào nhà phát triển này là ai, uy tín của họ ra sao, các app khác của họ có gây hao pin hay không… Nếu bạn không biết làm sao để trả lời câu 2 thì cứ kệ nó, không cần quan tâm tới nó nữa, để ý câu 1 thôi.
Vậy tắt bật BAR có giúp tiết kiệm pin không? Có thể có, có thể không, nhưng có thì cũng không nhiều lắm. Những thứ khác hao pin hơn như màn hình, mạng di động, loa ngoài, vi xử lý… khiến việc tiêu hao điện của BAR không đáng là bao. Nếu thật sự lo về việc tiêu thụ năng lượng, có nhiều thứ khác bạn cần phải để ý tới hơn. Và trong nhiều trường hợp, BAR có thể cải thiện thời gian dùng pin do nó ngăn không cho app liên tục kết nối lên máy chủ để lấy dữ liệu.
Như vậy, chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn thông tin về cách mà iOS quản lý chạy nền và tính năng Background App Refresh. Mong rằng các thông tin này có ích với bạn. Nếu có thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận phía dưới cho ShopDunk được biết nhé!
Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm Apple mới nhất cùng loạt chương trình khuyến mại, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6626 và website https://shopdunk.com/ hoặc ghé qua cửa hàng ShopDunk gần nhất để trải nghiệm và đưa ra đánh giá cho riêng mình nhé.