Tất tần tật những kinh nghiệm cần biết khi mua và sử dụng MacBook

Bạn đang muốn mua một chiếc MacBook hay cần thêm những kiến thức để sử dụng chiếc máy tính thông minh này tốt hơn. Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà chúng tôi mang đến hôm nay nhé. Chắc chắn chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn đó.

Cần lưu ý những gì khi mua MacBook

1. Làm sao để chọn được một chiếc MacBook tốt

Nếu tài chính của bạn dư dả và bạn đủ sức để tậu một chiếc MacBook Pro M2 13 inch mới thì chắc chắn bạn đã tiết kiệm được thời gian test cũng như an tâm hơn về chất lượng. Thế nhưng cũng đừng chủ quan nhé, bạn vẫn cần phải kiểm tra một số thông tin cơ bản để tránh bị lừa.

Kiểm tra xuất xứ của máy

Bạn có thể kiểm tra xuất xứ máy theo 2 cách thức như sau:

Kiểm tra trên vỏ hộp

MacBook-1
Kiểm tra xuất xứ trên vỏ hộp

 

Trên vỏ hộp, bạn tìm đến phần Part No.. Ba ký tự cuối sẽ cho bạn biết máy được sản xuất tại thị trường nào. Danh sách mã quốc gia sản xuất như sau:

AB: Ai Cập, Jordan, Ả Rập

B: Ai Len, Anh và một số máy trả bảo hành

BZ: Brazil (lắp ráp tại Trung Quốc)

C: Canada

CH: Trung Quốc

CZ: Séc

D: Đức

E: Mexico

F: Pháp

GR: Hy Lạp

HN: Ấn Độ

HB: Israel

J: Nhật Bản

K: Phần Lan

KH: Hàn Quốc

LE: Ác hen ti na

LL: Mỹ, Canada và một số máy trả bảo hành

LZ: Chile, Paraguay, Uruguay

MG: Hungary

NF: Belgium, France, Luxembourg

PL: Poland

PO: Portugal

PP: Philippines

RO: Romania

RS: Russia

SA: Việt Nam (hiện tại)

SL: Slovakia

SO: Nam Phi

T: Italy

TA: Đài Loan

TU: Thổ Nhĩ Kỳ

X: Úc, New Zealand

Y: Tây Ban Nha

ZA: Singapore, Việt Nam (cũ)

ZP: Hong Kong, Macau

Kiểm tra nhờ bàn phím

Dựa vào cấu trúc mặt nhôm và mặt phím, ta cũng có thể dễ dàng biết được chiếc MacBookđó được sản xuất ở đâu. Có 3 loại mặt nhôm của 3 nước: Mỹ, Nhật và Châu Âu.

MacBook-2
Kiểm tra xuất xứ theo bàn phím
  • Mặt nhôm Mỹ: Nút Enter hình chữ nhật nằm ngang
  • Mặt nhôm Châu Âu: Nút Enter hình chữ L lộn ngược, nhỏ, không có in chữ Return.
  • Mặt nhôm Nhật: Nút Enter hình chữ L lộn ngược, to, có in chữ Return

Mặt phím tương thích với 3 nước này cũng được thiết kế khác nhau:

  • Mặt phím Nhật: Một mình một kiểu
  • Mặt phím Mỹ: Dùng cho Mỹ (và các nước sử dụng tiếng Anh – Mỹ), Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan
  • Mặt phím châu Âu: Phức tạp nhất, được chia theo từng nhóm ngôn ngữ.

Xem thêm:

Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi cập nhật MacOS trên MacBook

Hướng dẫn cách bảo quản pin MacBook đúng cách và hiệu quả

MacBook vừa sạc vừa dùng – Có thực sự gây hại như lời đồn?

Kiểm tra đời máy

Trường hợp 1: Khởi động được máy

Nếu bạn được phép bật thử máy, bạn có thể kiểm tra đời máy bằng cách: nhấn vào biểu tượng Táo trên màn hình Desktop, khi đó bạn sẽ thấy mục About this Mac, bấm vào đó để kiểm tra.

MacBook-3
Kiểm tra đời máy
MacBook-4
Kết quả kiểm tra

Trường hợp 2: Không được phép mở máy

Với trường hợp này bạn có thể kiểm tra bằng cách: lật ngược mặt sau của máy, tìm đến dòng số tại Model và ghi lại.

MacBook-5
Kiểm tra đời máy khi không mở được máy

Sau đó, copy dòng đó lên Evermac tại Enter Mac, iPod, iPhone or iPad Identifier:

MacBook-6
Kết quả kiểm tra đời máy trên Everymac

Kiểm tra bảo hành của MacBook

Bước 1: Lấy Serial của máy

Vào biểu tượng nhấn vào biểu tượng Táo trên màn hình Desktop, khi đó bạn sẽ thấy mục About this Mac. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Serial Number.

MacBook-7
Kiểm tra Serial của máy trên About this Mac

Hoặc bạn cũng có thể tìm thấy thông số này tại mặt lưng của máy

MacBook-8
Hoặc kiểm tra trên phần thân sau máy

Bước 2: Check bảo hành

Bạn truy cập vào đường dẫn Tại đây

  • Nhập số Serial vừa lấy.
  • Nhập mã code
  • Nhấn Continute để kết thúc.
MacBook-9
Kiểm tra chế độ bảo hành của máy

Kết quả hiển thị như sau:

MacBook-10
Kết quả kiểm tra bảo hành

Theo kết quả, chiếc MacBook sẽ có thời hạn bảo hành đến 28/8/2020.

Kiểm tra cấu hình của máy

Kiểm tra cấu hình cơ bản

Trên màn hình Desktop, chọn biểu tượng Táo và chọn About this Mac. Bạn có thể thấy cấu hình ngay dòng đầu tiên MacBook Pro.

MacBook-11
Kiểm tra cấu hình của máy

Theo hình trên, có thể thấy: CPU: Intel Core i7 2.3 Ghz RAM (bộ nhớ): 16 GB DDR3 bus 1600 Mhz Đồ hoạ: Intel Iris Pro (macOS 10.13 trở xuống sẽ hiện cả card rời – nếu có).

Chuyển qua Tab Display để kiểm tra màn hình: Màn hình 15.4 inch, độ phân giải tối đa 2880 x 1800 (Retina).

MacBook-12
Kiểm tra màn hình

Tiếp đến Tab Storage: Máy được trang bị ổ cứng SSD (Flash Storage), dung lượng 500 GB

MacBook-13
Kiểm tra phần cứng

Kiểm tra cấu hình nâng cao

Sau khi chọn About this Mac, ngay tại giao diện bạn chọn System Report.

MacBook-14
Kiểm tra cấu hình nâng cao

Khi đó sẽ thấy các kết quả cần kiểm tra: mục Hardware: máy có mã nhận dạng là MacbookPro11,3. Chip Intel Core i7, 4 nhân.

MacBook-15
Kiểm tra phần cứng

Bluetooth: Bluetooth 4.0 (xem ở HCI Version)

MacBook-16
Kiểm tra kết nối Bluetooth

Camera: FaceTime HD Camera

MacBook-17
Kiểm tra camera

Card Reader: khe cắm thẻ nhớ SD

MacBook-18
Kiểm tra Card Reader

Graphics: nếu máy có card rời thì trong mục này sẽ hiện 2 dòng, như máy này có thêm card nVidia GeForce GT 750m

MacBook-19
Kiểm tra Graphics

Memory (bộ nhớ): có 2 khe cắm RAM (1 DIMM x 2 BANK), mỗi thanh 8GB, chuẩn DDR3, tốc độ (bus) 1600 Mhz

MacBook-20
Kiểm tra Memory

SATA: ổ SSD giao tiếp PCI-e, chuẩn 2.0 (5 GT/s), băng thông x2 (1 GB/s), dung lượng 500 GB.

MacBook-21
Kiểm tra SATA

Thunderbolt: máy có 2 cổng Thunderbolt, băng thông 20 GT/s

MacBook-22
Kiểm tra Thunderbolt

USB: máy có hỗ trợ giao tiếp USB 3.0, mấy cổng thì bạn tự đếm nhé

MacBook-23
Kiểm tra USB

Wifi: máy hỗ trợ tối đa wifi chuẩn AC

MacBook-24
Kiểm tra Wifi

Kiểm tra độ chai pin

Trong mục Power, bạn có thể kiểm tra tình trạng pin, số lần sạc, dung lượng tối đa,…

MacBook-25
Kiểm tra pin

Hoặc có thể dùng phần mềm Coconut Battery để kiểm tra đầy đủ và chi tiết hơn.

MacBook-26
Kiểm tra pin bằng phần mềm Coconut Battery

Tại đây, bạn có thể kiểm tra các thông tin

  • Số lần sạc pin (Cycle Count): 665 lần
  • Dung lượng pin khi sạc đầy (Full Charge Capacity): 7363 mAh (tức bằng 87.2% dung lượng thiết kế)
  • Dung lượng thiết kế (Design Capacity): 8440 mAh
  • Độ chai pin sẽ được tính bằng: 100% – 87.2% = 12.8%
  • Dung lượng pin hiện tại còn lại: 4381 mAh
  • Ngày sản xuất của máy: 13/01/2014
  • Ngày sản xuất của pin: 06/10/2014
  • Nhiệt độ của pin: 33.6 độ C Theo web Battery University, pin được coi là chai khi dung lượng lúc sạc đầy còn dưới 70% dung lượng thiết kế.
  • Nếu thấy xuất hiện thông báo Condition: Service Battery thì lúc đó bạn phải thay pin rồi.

Kiểm tra nhiệt độ của máy

Sau từ 3 – 6 tháng, bạn sẽ phải làm công tác này và vệ sinh cho máy.

Kiểm tra nhiệt độ CPU

Sử dụng phần mềm Intel Power Gadget của Intel để kiểm tra chi tiết

MacBook-27
Kiểm tra nhiệt độ CPU

Kiểm tra nhiệt độ GPU và các thành phần khác

Sử dụng phần mềm iStat Menu để kiểm tra.

MacBook-28
Kiểm tra nhiệt độ GPU và các thành phần khác

Khi hoạt động tối đa, full tải thì mức an toàn của CPU và GPU là 100 độ, tốc độ quạt bình thường dao động từ 5000 rpm (vòng/ phút); khi không tải mức an toàn là 50 – 60 độ và tốc độ quạt là 1900 rpm (vòng/ phút).

2. Mua máy cũ cần kiểm tra những gì?

Ngoài những thứ cần phải kiểm tra như trên, nếu bạn lựa chọn mua một chiếc MacBook cũ thì cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau để có thể chọn được một chiếc máy tốt nhé.

Lưu ý: Trước khi kiểm tra, hãy yêu cầu người chủ trước thoát hết các tài khoản iCloud, cài hệ điều hành mới. Hoặc tạo một tài khoản mới trên hệ điều hành cũ. Reset SMC và PRAM để không làm ảnh hưởng đến kết quả test.

Khi bật máy, giữ nút Option. Nếu máy hỏi mật khẩu BIOS thì cũng yêu cầu gỡ luôn. Vì nếu không biết pass, bạn sẽ không thể khởi động được từ ổ cứng khác để cài lại máy.

Kiểm tra hình thức bên ngoài

Kiểm tra các góc cạnh, mặt trên, mặt dưới xem có các vết xước hay không. Vì là máy cũ nên sẽ không thể tránh khỏi tình trạng này nhưng nếu nó dừng lại ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể chấp nhận được. Tuyệt đối không chọn những máy có vẻ ngoại bị phá hủy nặng nề bởi có thể phần cứng bên trong cũng bị ảnh hưởng.

MacBook-29
Đừng quên kiểm tra hình thức bên ngoài

Kiểm tra camera, mic, cảm biến và đèn phím

Kiểm tra camera, bạn có thể thử chụp 1 – 2 bức ảnh, hoặc quay video để kiểm tra có hiện tượng bất thường hay không.

MacBook-30
Ứng dụng chụp ảnh có sẵn trên MacBook

Tăng giảm đèn bàn phím và kích hoạt chức năng “Adjust keyboard brightness in low light”. Lấy đèn flash điện thoại rọi thẳng vào camera của máy. Nếu cảm biến hoạt động bình thường, bạn sẽ thấy đèn bàn phím tự tắt.

MacBook-31
Kiểm tra độ sáng màn hình

Kiểm tra màn hình

Kiểm tra xem màn hình có bị bong lớp chống lóa hay không. Bạn có thể giảm độ sáng màn hình hoặc tắt máy, nhìn nghiêng màn hình dưới ánh sáng. Nếu thấy xuất hiện nhiều đốm trắng hoặc có các mảng đen nhám thì chứng tỏ lớp chống lóa đã bị bong.

MacBook-32
Kiểm tra lớp chống lóa màn hình

Ngoài ra, trên màn hình còn phải kiểm tra các lỗi như: có điểm chết, có kẻ sọc dọc màn hình, có đốm sáng hay có bị vào nước hay không,…

Kiểm tra bàn phím – Touch Bar – Touch ID

Để kiểm tra bàn phím, hãy sử dụng ứng dụng Text Edit để gõ thử 1 đoạn văn bản. Kiểm tra các phím chức năng từ F1 đến F12, các phím điều hướng, Touch ID, Touch Bar xem có bị liệt hay hư hỏng gì không.

Trong năm 2019 Apple sẽ ra mắt MacBook Pro 16 inch thiết kế hoàn toàn mới, màn hình 31 inch độ phân giải 6K

Kiểm tra TrackPad

Kiểm tra hình thức bên ngoài xem có bị vỡ, nứt hay không. Kiểm tra khả năng hoạt động bằng cách di tay qua các điểm trên TrackPad xem có vùng nào bị liệt hay không, test nút click cứng ở cạnh dưới (với trackpad đời cũ) hoặc thao tác Force Click (với trackpad đời mới).

MacBook-33
Kiểm tra Trackpad

Kiểm tra loa, jack tai nghe và cổng kết nối

Thử bật một bài hát và nghe bằng loa ngoài hoặc nghe qua tai nghe. Đồng thời, kiểm tra các kết nối như USB, sạc, dây LAN, thunderbolt, USB-C …

Sử dụng phần mềm để kiểm tra

Ngoài những cách thủ công, bạn có thể sử dụng phần mềm Apple hardware test để kiểm tra lỗi RAM, củ sạc, lỗi bo mạch, lỗi phần cứng,…. Trước khi kiểm tra, hãy rút hết phần cứng ngoài, tắt máy, giữ phím D để mở máy lại, chọn ngôn ngữ và ấn nút mũi tên để bắt đầu test.

MacBook-35
Dùng trình Apple Hardware Test để kiểm tra máy

Một vài thủ thuật hay người dùng MacBook cần biết

1. Cài đặt lại MacOS

Để cài đặt lại MacOS, bạn thực hiện theo các bước như sau:

MacBook-36
Cài đặt lại MacOS

Bước 1: Trên MacBook, bạn chọn menu Apple, sau đó chọn Khởi động lại.
Bước 2: Ngay sau khi máy khởi động lại, bạn cần thực hiện một trong các tác vụ sau:

  • Cài đặt phiên bản mới nhất của macOS từ Internet: Nhấn và giữ Option-Command-R cho đến khi thấy xuất hiện hình quả cầu xoay, sau đó thả tay ra. Tùy chọn này sẽ cập nhật phiên bản mới nhất của macOS tương thích với máy của bạn.
  • Cài đặt lại phiên bản gốc của macOS của máy tính của bạn từ Internet: Nhấn và giữ Shift-Option-Command-R cho đến khi thấy quả cầu xoay, sau đó thả tay ra. Tùy chọn này sẽ cài đặt lại phiên bản gần đây nhất của macOS đi kèm với máy tính của bạn, bao gồm mọi bản cập nhật sẵn có cho phiên bản đó.
  • Cài đặt lại macOS từ ổ đĩa khôi phục được tích hợp trên máy tính của bạn: Nhấn và giữ Command-R cho đến khi xuất hiện cửa sổ Tiện ích. Tùy chọn này sẽ cài đặt lại phiên bản của macOS được lưu trữ trên ổ đĩa khôi phục tích hợp của máy tính của bạn, bao gồm mọi bản cập nhật bạn đã cài đặt.

Bước 3: Chọn Cài đặt lại macOS, sau đó chọn Tiếp tục.
Bước 4: Thực hiện các hướng dẫn trên màn hình. Chọn ổ đĩa macOS hiện tại (trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một ổ đĩa khả dụng).

2. Xóa sạch mọi dữ liệu trên MacBook trước khi bán

MacBook-38
Xóa sạch dữ liệu trước khi bán MacBook

Để xóa các dữ liệu mà bạn đã lưu trong máy, hãy thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Logout iCloud và các app liên quan

iTunes: Mở iTunes, chọn menu Account, chọn tiếp Sign Out.

iMessage: Mở Messages, tìm đến menu Messages, chọn Preferences  và chọn các tài khoản của bạn sau đó chọn Sign Out.

iCloud:

  • Mở System Preferences, chọn iCloud.
  • Bỏ chọn mục Find My Mac.
  • Nhấn Sign Out.
  • Chọn Remove Data khi được hỏi để xóa toàn bộ dữ liệu iCloud có trong máy.

Bước 2: Logout các tài khoản mạng xã hội

  • Mở System Preferences, chọn Internet Accounts.
  • Chọn từng tài khoản ở mục bên trái rồi bấm nút “-” ở bên dưới để xóa.

Bước 3: Format ổ cứng, đưa máy về chế độ như mới

  • Tắt/Shutdown MacBook.
  • Nhấn giữ tổ hợp phím Command+R rồi mở máy lên lại cho đến khi nhìn thấy logo Apple.
  • Chọn ứng dụng Disk Utility trong cửa sổ macOS Utilities.
  • Chọn ổ cứng của máy (mặc định tên là “Macintosh HD”).
  • Nhấn Erase.
  • Chọn Mac OS Extended (Journaled) trong ô Format rồi bấm Erase.
  • Chờ cho máy xóa xong, bấm Quit Disk Utility để thoát khỏi ứng dụng Disk Utility.

Bước 4: Cài mới macOS

Trong cửa sổ macOS Utilities, chọn Reinstall macOS để cài hệ điều hành mới tương thích với máy. Khi màn hình hiển thị các hướng dẫn, bạn thực hiện theo đó là được.

3. Xóa ứng dụng đã cài lên MacBook

Xóa ứng dụng trên giao diện Lauchpad

Bước 1: Truy cập vào giao diện Lauchpad bằng cách nhấn phím F4 trên bàn phím. Giao diện Lauchpad sẽ hiển thị như sau:

MacBook-39
Giao diện Lauchpad

Bước 2: Đưa chuột tới biểu tượng ứng dụng muốn xóa, đồng thời nhấn giữ chuột trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi biểu tượng rung nhẹ lên (tương tự như cách mà bạn xóa ứng dụng trên iOS).

MacBook-40
Chọn ứng dụng muốn xóa

Bước 3: Nhấn vào dấu X nhỏ xuất hiện ở góc bên trái của ứng dụng.

MacBook-40
Nhấn “x” để xóa

Bước 4: Lúc này sẽ có một bảng thông báo hiện lên nhằm xác nhận lại thao tác xóa. Nếu có, bạn hãy nhấn vào ô “Delete”.

MacBook-41
Nhấn Delete là xong

Xóa ứng dụng trên giao diện Finder

Bước 1: Khởi động giao diện của Finder.

MacBook-41
Khởi động Finder

Bước 2: Chọn vào phần “Application” ở thanh Menu bên trái.

MacBook-42
Chọn vào phần “Application”

Bước 3: Đưa chuột đến ứng dụng mà mình muốn xóa, nhấn chuột phải vào và chọn “Move to Trash”.

MacBook-43
Chọn ứng dụng muốn xóa và nhấn “Move to Trash”.

Trong một số trường hợp, chỉ cần bạn ấn vào “Move to Trash”, hệ thống sẽ xóa đi ứng dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại mật khẩu trước khi xóa. Ứng dụng sau khi xóa bằn thông qua Finder vẫn có thể khôi phục bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z.

Xóa ứng dụng trong phần mềm quản lý

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng quả táo Apple ở góc trên bên trái, chọn “About This Mac”.

MacBook-44
Chọn “About this Mac”

Bước 2: Khi xuất hiện giao diện bạn sẽ thấy mặc định giao diện sẽ ở mục “Overview”. Lúc này, bạn cần chọn vào mục “Storage” để đến phần quản lý bộ nhớ trong máy.

Bước 3: Trong giao diện này, bộ nhớ lưu trữ sẽ hiển thị đầy đủ tình trạng bộ nhớ trong máy. Bạn nhấn vào ô “Manage” để đến bước tiếp theo.

MacBook-45
Bộ nhớ lưu trữ

Bước 4: Trong giao diện Manage, chọn mục “Application”. Khi đó toàn bộ ứng dụng được lưu trong máy sẽ được hiển thị.

MacBook-46
Chọn Application

Bước 5: Để xóa, bạn chỉ việc đưa chuột đến ứng dụng đó và chọn dấu “X” ngay bên cạnh tên ứng dụng và nhấn Remove để xóa.

MacBook-47
Chọn dấu “X”
MacBook-48
Nhấn Remove để xóa

3. Thủ thuật với bàn phím

Phím Command (trên OS X) tương đương với phím Control (trên Windows) 

Phím Command (hay Cmd) ở bên trái của thanh Spacebar có tác dụng tương tự như phím Control (hay Ctrl) trên Windows. Do đó, các thao tác văn phòng đơn giản của bạn như Ctrl+X, Ctrl+C, Ctrl+V, sẽ được đổi tương ứng thành Cmd+X, Cmd+C, và Cmd+V.

MacBook-49
Phím Control (trên Windows) tương đương phím Command (trên OS X)

Tổ hợp phím Alt+Tab (trên Windows) tương đương Command+Tab (trên OS X)

Phím Command có chức năng tương đương với phím Alt (trên Windows). Thay vì bấm Alt+Tab thì bạn ấn Cmd+Tab.

Mở tệp tin bằng bàn phím

Để mở một tệp tin bất kỳ, bạn nhấn tổ hợp phím Cmd+O nếu muốn dùng bàn phím để mở tệp tin trên Macbook.

MacBook-50
Mở tệp tin bằng bàn phím

Phím Home/End (trên Windows) tương đương Command+phím điều hướng (OS X)

Phím Home trên Windows sẽ được thay thế bằng Cmd+phím trái và phím End sẽ được thay bằng Cmd+phím phải.

Phím Alt (trên Windows) tương đương với Option (trên OS X)

Phím Option thay thế cho phím Alt trên Windows, dùng để tạo ra các ký tự, biểu tượng đặc biệt. Bên cạnh đó, phím này còn có chức năng độc đáo khác như mở ra tùy chọn Save As khi bạn nhấn giữ phím này trong trình đơn File của nhiều ứng dụng phổ biến.

7 thủ thuật sử dụng macOS hiệu quả, tiện lợi

Tổ hợp phím Alt+F4 (Windows) tương đương với Command+W (OS X)

Nhấn tổ hợp phím Cmd+W trên máy Mac sẽ mang đến chức năng tương tự như Alt+F4 trên Windows, cho phép tắt đi một cửa sổ ứng dụng. Lưu ý là nếu muốn đóng hoàn toàn ứng dụng, bạn cần nhấn Cmd+Q thay vì Cmd+W.

Thoát ứng dụng khi bị treo

Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mỗi khi bạn đương đầu với tình trạng bị treo ứng dụng hay trình duyệt trên Windows đó là nhấn tổ hợp Ctrl+Alt+Del để mở ra Task Manager và End Task chúng. Đối với OS X, bạn có thể làm điều tương tự với tổ hợp CmD+Option+Esc.

Phím Print Screen (trên Windows) tương đương tổ hợp Cmd+Shift+3

Thay vì nhấn Print Screen trên hệ điều hành Windows để chụp màn hình thì trên MacBook, bạn lại nhấn Cmd+Shift+3 để thực hiện điều này.

MacBook-51
Chụp màn hình trên MacBook

Nhấn tổ hợp Cmd+Shift+4, bạn sẽ có thể chụp lại bất kỳ vùng nào trên màn hình

Phím Backspace (trên Windows) tương đương phím Delete (OS X)

Backspace là một trong những phím bấm phổ biến nhất, đặc biệt là với người dùng thường xuyên soạn thảo văn bản và lướt web trên Windows. Tuy nhiên khi sang OS X và muốn làm điều tương tự, bạn phải sử dụng phím Delete.

Phím Delete (trên Windows) tương đương tổ hợp Fn+Del hoặc Cmd+Del

Chúng ta cũng cần làm quen với tổ hợp Fn+Delete nếu muốn xóa đi ký tự phía bên phải của dấu nháy khi soạn thảo văn bản, và tổ hợp Cmd+Delete nếu muốn xóa đi một tệp tin (với chức năng tương đương với phím Delete trên Windows).

Trên đây, ShopDunk vừa giới thiệu đến bạn đọc một số lưu ý để bạn có thể chọn mua được một chiếc MacBook tốt cũng như một vài thủ thuật giúp bạn sử dụng nhanh chóng, phục vụ công việc tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi cùng chúng tôi.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm Apple mới nhất cùng loạt chương trình khuyến mại, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900.6626 và website https://shopdunk.com/ hoặc ghé qua cửa hàng ShopDunk gần nhất để trải nghiệm và đưa ra đánh giá cho riêng mình nhé. 

Để lại bình luận của bạn